[Vật lí 7] Bài 7: Gương cầu lồi

[Vật lí 7] Bài 7: Gương cầu lồi


7.1. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
C. Hứng được trên màn, bằng vật.
D. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

7.2. Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

7.3. Trò chơi ô chữ (hình 7.1).

Theo hàng ngang

1.
Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng: Ảnh ảo
2.
Vật có mặt phản xạ hình cầu: Gương cầu
3.
Hiện tượng xảy ra khi trái đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trăng: Nhật thực
4.
Hiện tượng ánh sáng xảy ra khi gặp gương phẳng thì bị hắt lại theo một hướng xác định: Phản xạ
5.
Điểm sáng mà ta nhìn thấy trên trời, ban đêm, trời quang mây: Sao

Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ: Ảnh ảo


7.4. Hãy tìm trong các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giống gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương và quan sát ảnh của vật đó tạo bởi gương. Ảnh đó có độ lớn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần gương?

Mặt ngoài của muôi (thìa)

7.5. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A. Ảnh thật, bằng vật.
B. Ảnh ảo, bằng vật.
C. Ảnh ảo, các gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.


7.6. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:

A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kì
D. Không truyền theo đường thẳng.

7.7. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh Kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?

A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng.
B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng.
C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng.
D. Không thể so sánh được.

7.8. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương cầu lồi tâm O, bánh kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ quanh một điểm M trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM (hình 7.2).

a) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của S tạo bởi gương cầu lồi. Nêu rõ cách vẽ.

Muốn vẽ ảnh của S, ta vẽ hai tia tới xuất phát từ S, hai tia phản xạ sẽ có đường kéo dài gặp nhau ở ảnh S'.
Vẽ tia tới SI. Áp dụng định luật phản xạ đối với gương phẳng nhỏ đặt ở I ( i = r) ta có tia phản xạ IR. Vẽ tia tới SK có đường kéo dài đi qua tâm O, tia SK sẽ vuông góc với mặt gương tại K, góc tới bằng 0 nên góc phản xạ cũng bằng 0, do đó, tia phản xạ trùng với tia tới.
Kết quả là hai tia phản xạ có đường kéo dài gặp nhau ở S' là hình ảnh của S

b) Ảnh đó là ảnh gì? Ở gần hay xa gương hơn vật?

Vậy S' là ảo ảnh. Theo hình 7.1G, ảnh S' ở gần gương hơn S

7.9. Dựa vào thí nghiệm ở hình 5.3 SGK, hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

Tự thí nghiệm

7.10. Đặt mắt tại một điểm M ở phía trước một gương cầu lồi tâm O, bán kính R. Áp dụng phép vẽ như ở bài 7.8 để xác định vùng mà mắt có thể quan sát được trong gương.


Muốn nhìn thấy hình ảnh của S, mắt phải nằm trong chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới xuất phát từ S. Chùm tia tới rộng nhất giới hạn bởi hai tia đến mép gương là SI và SK cho hai tia phản xạ IR1 và IR2 ( 7.2G). Vậy mắt phải đặt trong khoảng không gian giới hạn bởi IR1 và IR2
Share on Google Plus
Hỗ trợ trực tuyến