[Vật lí 7] Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang

[Vật lí 7] Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang


14.1. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.

14.2. Vật nào sau đây phản xạ âm tốt ?

A. Miếng xốp.
B. Tấm gỗ.
C. Mặt gương. 
D. Đệm cao su.

14.3. Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ ?

Bài giải: 
Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.

14.4*. Có hai bể đang chứa nước, bể thứ nhất có nắp và miệng nhỏ (hình 14.1a), bể thứ hai không có nắp (hình 14.1a). Nói “alô” vào bể thứ nhất em sẽ nghe thấy tiếng vang, nhưng cũng nói như vậy vào bể thứ hai thì không nghe thấy tiếng vang. Hãy giải thích. Hình 14.1. Trang 32 - SBT vật lí 7.

Bài giải:
Trong bể nước có nắp đậy: Âm phản xạ nhiều lần rồi mới đến tai ta, nên tai ta đủ thời gian để phân biệt được nó với âm trực tiếp, nên ta nghe thấy tiếng vang.
Trong bể nước không có nắp đậy: Âm phản xạ từ mặt nước, thành bể một phần không đến tai ta, một phần đến tai ta gần như cùng một lúc với âm phát ra, nên ta không nghe thấy tiếng vang.

14.5. Hãy chọn từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém trong các từ sau : mềm, ấm, nhẵn, mấp mô, xốp, phẳng, đen, lạnh, ghồ ghề, cứng.

Bài giải:
Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt : phẳng, nhẵn, cứng.
Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém : mềm, mấp mô, xốp, ghồ ghề.

14.6. Hãy nêu những ứng dụng của phản xạ âm mà em biết.

Bài giải:
Ứng dụng của phản xạ âm dùng để :
Xác định độ sâu của biển, trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh.
Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

14.7. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, ghồ ghề.
B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng.
C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn.
D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.

14.8. Âm phản xạ có lợi hay có hại ? Nêu ví dụ.

Bài giải:
Có hai trường hợp :
+ Có lợi. VD: Xác định độ sâu của biển.
+ Có hại. VD: Trong phòng họp có tiếng vang làm ta không nghe rõ tiếng từ nguồn âm phát ra.

14.9. Trang 33 - Sách BT Vật lí 7

Bài giải:
Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng 1/15s (1 phần 15 giây). Trong khoảng thời gian 1/15s, âm đi được một quãng đường là:
1/15s . 340m/s = 22,7m 
Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình phải đứng cách núi ít nhất:
22,7m : 2 = 11,35m

14.10. Để tránh được hiện tượng có tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây ?

A. Nhỏ hơn 11,5m.
B. Lớn hơn 11,5m.
C. Nhỏ hơn 11,35m.
D. Lớn hơn 11,35m.

14.11. Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt ?

A. Thép, gỗ, vải.
B. Bêtông, sắt, bông.
C. Đá, sắt, thép.
D. Vải, nhung, dạ.

14.12. Em hãy nêu cách làm giảm tiếng ồn trong nhà có mái lợp bằng tôn mỗi khi trời mưa to.

Bài giải: Có thể làm thêm tấm xốp dưới mái tôn để tấm xốp hấp thụ bớt tiếng ồn.
Share on Google Plus
Hỗ trợ trực tuyến